alt

    Thằng Bờm có cái cặc to?

                                                                                Ngô Minh

           Bài ca dao Thằng Bờm rất phổ biến. Các bà mẹ  ở nước ta hay mắng con :” Đồ Bờm”. Cũng có người gọi tên con một cách yêu mến “ Bờm” với ý nghĩa con ngây ngô, chưa biết gì . Bài ca dao Thằng Bờm ai cũng nhớ, cũng thuộc :


Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy trâu, 
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.
Bờm rằng : Bờm chằng lấy mè, 
Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim.
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy mồi,
Phú ông xin đổi hòn xôi: Bờm cười

        ( Theo Vũ Ngọc Phan trong  Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam )


         Bài ca dao ngôn ngữ giản dị dễ hiểu, nhưng ý tứ thì lại đa nghĩa, rất đã nghĩa. Hay là ở chỗ đó. Tôi đã đọc nhiều bài nghiên cứu công phu của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học dân gian về bài ca dao này, rất hay .  Có nhà nghiên cứu “cho Bờm là kẻ ngu dốt, thậm chí ngu đến ba đời”. “Có người lại khẳng định Bờm là người thông minh, biết người, biết ta”. “Lại có người chê Bờm là tham ăn, thực dụng, tít mắt lại trước “hòn xôi” v.v... và v.v...”. Thấy người nào cũng  có lý . Vì tranh luận nhiều nên Bờm sống mãi. Đó là  sức sống của  hình tượng văn học.


          Cuối tháng 9 rồi, nhà văn già 80 tuổi Hồng Nhu mang đến tặng tôi tập truyện ngắn “ Tin đồn và tiếng sáo” do NXB Quân đội Nhân dân ấn hành năm 2012. Trong cái chuyện ngắnTin đồn và tiếng sáo, kể chuyện các anh lính một đơn vị văn nghệ của bộ đội người miền Trung ngồi ngêu ngao chuyện tếu. Xin trích nguyên văn một đoạn đối thoại :


  ...“- Thủ trưởng kể đi, câu gì vậy ?

-         Là cái câu thằng Bờm có cái quạt mo ấy mà !

-         Quạt mo làm sao ?

     - Chẳng phải đâu. Ca dao dân gian ta xưa vốn đậm màu phồn thực. Thật ra cái câu ấy vốn là “ Thằng Bờm có cái cặc to !”

Tiếng cười rộ lên

-         A...hả  ! Hả...

Nhi ( tên anh thủ trưởng- NM) tỉnh khô :

       - Chuyện nghiêm túc, không phải để cười. Các cậu thấy không, quạt mo lấy từ đâu ? Từ bẹ cau vườn nhà phú ông  chứ gì ? Bờm ta nghèo xơ xác làm gì có cau mà có quạt ? Hắn chỉ có cái kia thôi !

-         Có thể hắn xin mo cau được ở đâu đó !

-         Xin được ai mà xin

Nhi tiếp :

     - Rồi cái nắm xôi ở cuối bài nữa. Không phải nắm, mà là chõ ! Một chõ hẳn hoi nhé ! Cả chõ xôi Bờm mới chén no. Vậy đấy !

Cả tốp nhao nhao :

-         Vậy là sao ? Là sao ?

Nhi thủng thẳng, rành mạch :

      - Tất cả bò, trâu, ao cá mè, bè gỗ lim, chim đồi mồi đều không ăn được, đều dễ gì mà lấy của nhà phú ông. Phú ông giàu có nên có nhiều bà vợ, vừa trẻ khỏe lại vừa đẹp. Trong lúc ông ta vừa già, cái đó vừa nhỏ, ( lại trên bảo dưới không nghe) , nên chẳng làm sao đáp ứng được đòi hỏi của mấy bà. Của Bờm thì to, nhưng Bờm đói. Ngặt cái đó không sao đổi được. Phải có một chõ xôi, bờm ăn no mới có sức, mới giúp cho Phú Ông làm cho làm cho mấy bà vợ thỏa chí. Nghĩa là Bờm ta thay Phú Ông “chiến đấu !...”


        Tôi đồng ý với nhà văn Hồng Như là trong  bài ca dao kia Thằng Bờm không  phải có cái quạt mo , mà là cái cặc to. Chí lý ! Đó là sự ao ước của Phú Ông, khi tuổi đã già, vợ lại nhiều mà lại trẻ. Nên Phú Ông nhìn  Bờm mà thèm. Nhưng nói “Bờm ta thay Phú Ông chiến đấu “ thì không thể. Vì dù “mất sức chiến đấu”, “trên bảo dưới không nghe”, không thằng đàn ông nào  chịu nhường vợ mình cho người khác, thậm chí người ta chỉ tán tỉnh vợ chút ít đã nổi tam bành, kể cả lão Phú Ông kia. Bài ca dao “Thằng Bơm có cái cặc to”, chính là sự thèm muốn, ước ao của Phú Ông, mỗi khi đêm về vào phòng vợ,  Cáicặc to của Thằng Bờm  xứng đáng đổi ba bò chín trâuao sâu cá mè. , ba bè gỗ lim,  con chim đồi mồi... là những thứ rất quý giá, nếu mà đổi được cái  ấy to cứng của Bờm , thì Phú Ông vẫn đổi. Nhưng không thể đổi được. Không thể phẫu thuật lắp cái của thắng Bờm sang cho Phú Ông được. Còn cái hòn xôi, hay chõ xôi mà Phú Ông “ xin đổi hòn xôi: Bờm cười”chính là sự dễ dãi, rẻ rúng của Bờm. Rẻ thế  mà Phú Ông cũng không  thể thực hiện được. Ức thật !


               Từ câu chuyện thằng Bờm trong  truyện ngắn của Hồng Nhu, tôi nghĩ tiếp như thế. Không biết có  hợp lẽ  không ? Mời  bạn đọc bàn thêm