Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Điện ảnh và chuyện con buồi Nguyễn Huy Thiệp

Nhàn đàm của Vương Văn Quang


tuong_nha_thiep.jpg
“Theo giám định kịch bản, Cục yêu cầu Hãng phim cần phải chỉnh sửa kịch bản, cắt bỏ hoặc tiết chế những cảnh thể hiện tính chất bạo lực gây hoảng loạn, ghê sợ hoặc phản cảm, loại bỏ một số lời thoại thô tục hoặc có tính chất kích động bạo lực...
Cục Điện ảnh cũng đã khuyến cáo nhà sản xuất không đưa vào phim cảnh các băng đảng xã hội đen ngang nhiên hoành hành, dàn trận thanh toán nhau đẫm máu bằng dao, lưỡi lê trên nhiều đường phố, trong các ngõ hẻm ở TP.HCM…”
Đoạn trích trên đây là ý kiến của Cục Điện Ảnh [CĐA] đối với film Bụi Đời Chợ Lớn. Có lẽ Cục Điện Ảnh cũng chả thù oán ghét bỏ với riêng Bụi Đời Chợ Lớn (?), mà đây là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của ngành văn hóa xứ mọi rợ này.
Có lần tôi đã viết, ở xứ này, muốn thưởng thức truyện kinh zị, truyện giật gân, người ta không cần tác phẩm hư cấu, mà người ta sẽ vào chuyên mục “an ninh trật tự” của mấy tờ lá cải là xong, tha hồ dựng tóc gáy, sởn da gà.
Không hiểu từ nền tảng tư duy, lí luận nào mà Cục Điện Ảnh lại yêu cầu một tác phẩm hư cấu phải “đúng với bản chất cuộc sống thành phố”. Không biết và chẳng cần biết tư duy lí luận của họ là gì, nhưng nếu hỏi họ rằng, bản chất cuộc sống của thành phố này thực chất là gì, không hiểu họ có trả lời được không và trả lời ra sao?!
Văn chương, điện ảnh của thiên hạ, họ bịa [fiction] như thật, bịa hay hơn sự thật. Văn chương điện ảnh xứ sở này, ngược lại, chuyện thật như bịa, chuyện thật hay hơn bịa.
Đoạn trích bên trên có chi tiết Cục Điện Ảnh yêu cầu “loại bỏ những lời thoại thô tục”. Lạ chưa? Film về bụi đời, mà cấm “lời thoại thô tục”…, thảo hèn nào, văn chương & điện ảnh made in vietnam cứ trong vắt như pha lê, dễ thương dễ chẩy các loại nước dễ sợ. Film về nông dân thì lời thoại như các quí ông quí bà quí xờ tộc, film về bụi đời thoại mơ mộng như thơ, thất học thì thoại như triết gia, film về tri thức thì thoại như lũ tâm thần thiểu năng trí tuệ… v.v, đại khái.
Có lẽ không sợ bị coi là ngoa ngôn khi nói rằng, lũ quan lại quản lí văn hóa là lũ ngu nhất trong cái xã hội ngu xuẩn này. Mà cũng chả nên trách họ, vì quản lí văn hóa là phải ngu, nếu không ngu thì quản lí cái khác. Đó là chủ trương của đảng ta - đảng quang vinh vĩ đại. Ngu là việc của quan văn hóa. Họ ăn lương để ngu.
Chỉ có điều, ngu sẽ sinh ra độc ác, thậm chí là tội ác. Quyết định không cho phép Bụi đời Chợ Lớn phát hành rõ ràng là tội ác, bỏ qua một bên độ kênh văn hóa, thì việc vứt bỏ hàng chục tỷ trong khi xã hội còn nghèo khó, không tội ác thì là gì?
***
Không còn nghi ngờ gì nữa, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đích thị là nhà văn lớn. Thập kỉ 80, Thiệp đã làm một cuộc cách mạng về cách đọc, cách viết, ngôn ngữ…
“đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con buồi”, Thiệp viết thế.
Bây giờ ai viết thế chả bõ trò cười, viết ra một chân lí phẳng chẳng thà không viết, nhưng khi ấy [198X], nó là cuộc cách mạng về tư tưởng. Nhưng cái tôi muốn nói ở đây không phải tư tưởng, mà chỉ đơn thuần là ngôn ngữ, thói đạo đức giả, và trò tránh né các sự thật hiển nhiên.
Lần xuất bản đầu tiên [nxb Phụ nữ?], chữ BUỒI của Thiệp hiện diện nguyên con. Nó lừng lững, hoành tráng đập vào mặt độc giả [riêng điều này đã là cách mạng vào thời điểm ấy], nhưng ở những lần tái bản, Thiệp bị xẻo buồi, chính xác là xẻo 2/3. Vần uồi của con buồi ông Thiệp bị xẻo mất, nó chỉ còn ngắn ngủn, chữ b, thêm dấu chấm. Buồi ông Thiệp thành ra như này: B.
Tôi không thể nào hiểu nổi tại sao người ta phải làm thế! Nếu cần phải thể hiện buồi bằng b., thì hơn ai hết nhà văn Nguyễn Huy Thiệp phải biết. Vậy sao ông ta không làm thế, mà biên tập viên tài lanh với tư duy của “tha nhân”, làm thay ông ta?
Nhìn chung, văn Thiệp bây giờ đọc buồn rồi [là đọc lại những tác phẩm cũ, chứ ông Thiệp có viết nữa đâu. Hehe, đừng nói Tiểu Long Nữ với tuổi 20 nhá], nhắc tới văn Thiệp, có lẽ tôi chỉ còn nhớ mấy câu thoại: “cứt này không ngon, chua lắm”, “cứt là nhất”, “vợ người thì đẹp, vợ mình thì tử tế”
Nhưng với tôi, Thiệp vẫn là nhà văn lớn. Hồi lâu lắm rồi, tôi ghé thăm tư gia ông Thiệp và nhậu nhẹt với ổng và sau đó chụp hình kỉ niệm [dĩ nhiên, ngu gì không chụp hình với nhà văn nhớn, nhể]. Về nhà, tôi về biên quả bút kí. Bài in trên “oép sai” www.!@#$%^&*().com. Kèm hình. Hehe, tộ xư, bài lên buổi sáng, buổi chiều xuất hiện một mớ còm chưởi tôi. Họ bảo tôi bêu riếu nhà văn nhớn. Ơ hay, tôi bêu riếu hồi nào nhể?! Đúng rồi, a ha, họ không chưởi bài viết, mà họ chưởi tấm hình cùng lời chú thích [chú thích hình: nhà văn Nguyễn Huy Thiệp quên kéo khóa quần]. Thiên hạ chưởi tôi, trong khi Thiệp già khoái chí cười khùng khục. Cười rách mặt suốt tuần lễ.
Thiệp không hề quên kéo khóa. Ông ta thể hiện tư cách phẩm chất Nễ Chính Bình. Thông điệp bức ảnh rất giản dị: Thiên hạ ơi! Tao dí buồi vào mặt chúng màiii!
Chỉ riêng hành vi này, Nguyễn Huy Thiệp đã trở nên bất tử mà không cần viết thêm bất cứ chữ nào.

 Vương Văn Quang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét