Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Những gì bạn cần biết về hồ sơ nhân quyền Việt Nam

Frank Zannuzi | Amnesty International USA
Nguyễn Thanh Thủy dịch
Chia sẻ bài viết này
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang của Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ để gặp gỡ Tổng thống Obama trong tuần này. Vào bữa tiệc chiêu đãi trưa hôm Thứ tư với Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry, ông bày tỏ mong muốn rằng Hà Nội và Washington làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế và an ninh.
Chủ tịch Sang nên nhận ra rằng thiếu vắng tiến bộ đáng kể về nhân quyền, hy vọng của ông để xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn với Washington có thể bị phai mờ. 
Hoa Kỳ và Việt Nam đã đi một chặng đường dài kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, nhưng Chủ tịch Sang nên nhận ra rằng thiếu vắng tiến bộ đáng kể về nhân quyền, hy vọng của ông để xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn với Washington có thể bị phai mờ. Sự hỗ trợ từ dân chúng và quốc hội Hoa Kỳ với việc xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sẽ xoay quanh, trong phạm vi rộng, vào việc liệu chính phủ Việt Nam thể hiện một cam kết mạnh mẽ hơn về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và công bằng.
Tôi rất vui khi đến thăm Việt Nam vào mùa xuân vừa qua để thay mặt cho Tổ chức Ân xá Quốc tế phát động một cuộc đối thoại nhân quyền – chuyến thăm đầu tiên của một đại diện Tổ chức Ân xá Quốc tế kể từ năm 1988. Điều đầu tiên tôi thấy ở Việt Nam là một nước tham gia vào cuộc thảo luận quốc gia rộng lớn về nhân quyền. Và tôi đã có cơ hội để trao đổi với những người trong và ngoài chính phủ về nhiều chủ đề nhạy cảm, từ quyền của dân tộc thiểu số trong việc bị tước đoạt đất đai đến việc lập chính sách cho giới blogger.
Tổ chức Ân xá quốc tế mong chờ một cuộc viếng thăm tiếp theo để làm rõ thêm sự hiểu biết của chúng tôi về những thách thức nhân quyền làm nản chí lòng người tại Việt Nam và để xác định cách thức mà người dân và chính phủ Việt Nam có thể bắt đầu giải quyết những thách thức đó.
Như các báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận, toàn bộ hồ sơ nhân quyền của Việt Nam tiếp tục gây ra sự thất vọng – chính phủ hạn chế tối đa tự do ngôn luận, lập hội và trừng phạt những người dám chỉ trích chính sách của chính phủ và các quan chức cấp cao. Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, các blogger, những người vận động cho quyền của công nhân, và những người kêu gọi cải cách hay phản đối về các vấn đề môi trường thì đặc biệt trong tình trạng nguy hiểm. Chính quyền Hà Nội cũng phân biệt đối xử chống lại các thành viên của các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số những nhóm được coi là đối kháng với những người cầm quyền.
Trong những tháng gần đây, Việt Nam đã tăng cường chiến dịch đàn áp tự do ngôn luận. Chính phủ đã kết án hàng chục nhà bất đồng chính kiến với án tù dài hạn kể từ năm 2011, trong đó chỉ trong năm nay là 38 người. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã chỉ ra một số trong những tù nhân chính trị chính là “Tù nhân Lương tâm.” Một trong số đó, một blogger có tên là Nguyễn Văn Hải, đã bị kết án 12 năm vào cuối năm 2012 với tội “tuyên truyền” chống nhà nước. Ông đã tuyệt thực kể từ giữa tháng Sáu và được cho biết đang trong tình trạng sức khỏe nguy kịch.
Sự mập mờ trong các bộ luật của Việt Nam góp phần vào một môi trường thuận lợi cho vi phạm nhân quyền. Các nhà chức trách sử dụng các điều luật với lời lẽ mơ hồ của chương an ninh quốc gia trong Bộ luật hình sự năm 1999 để biện minh cho chiến dịch đàn áp nhân quyền của họ. Điều 79 (nhằm “lật đổ” nhà nước), Điều 88 (“tuyên truyền” chống nhà nước), Điều 87 (phá hoại “chính sách đoàn kết”) và Điều 258 (“lợi dụng tự do dân chủ” để xâm phạm lợi ích của Nhà nước), tất cả đều được sử dụng để dập tắt những chỉ trích và bắt giữ những người bất đồng chính kiến.
Hệ thống tư pháp của Việt Nam trượt xa so với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Ngay khi bị bắt, những người bất đồng chính kiến thường bị biệt giam lên đến 18 tháng. Luật sư bào chữa không được phép tư vấn cho khách hàng của họ cho đến trước khi xét xử một thời gian ngắn, gây khó khăn để chuẩn bị bảo vệ một cách đầy đủ.
Hơn nữa, bị cáo không được thụ hưởng những mặc định vô tội dù là nhỏ nhất và không có cơ hội để kêu gọi các nhân chứng ra làm chứng cho họ. Trong một số trường hợp, cảnh sát đánh đập người bị giam giữ trong quá trình thẩm vấn và chính quyền sách nhiễu các thân nhân gia đình và những người ủng hộ người bất đồng chính kiến, khi họ chỉ đơn giản là cố gắng tham dự phiên tòa.
Mặc cho tất cả những thách thức nhân quyền nghiêm trọng này, vẫn có cơ sở để hy vọng về tương lai của Việt Nam. Dân Việt Nam năng động và họ đang tham gia vào một cuộc thảo luận rộng lớn về quyền của họ – một cuộc tranh luận sôi động và đôi khi lớn tiếng bao gồm triển vọng cải cách hiến pháp. Chính phủ Việt Nam nên tăng cường các cuộc thảo luận này và xúc tiến cải cách. Sức sống nền kinh tế của Việt Nam và chất lượng cuộc sống toàn diện sẽ được bảo đảm tốt nhất khi chính phủ Việt Nam vinh danh và bảo vệ quyền của mỗi và mọi công dân Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét