Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Khi chính khách Việt tranh luận công khai

Chia sẻ bài viết này
Gần đây các báo đài chính thức và "lề trái", cả trong nước và quốc tế, đều đưa tin về vụ tranh cãi giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc liên quan sự cố hoa hậu Trần Thị Quỳnh đeo dải băng ghi sai chữ “Viet Nem” tại đêm chung kết cuộc thi sắc đẹp quốc tế tổ chức tại Trung Quốc giữa tháng 11 vừa qua. Được biết sự cố này đã được phía ban tổ chức (Trung Quốc) và cá nhân hoa hậu Trần Thị Quỳnh gửi thư xin lỗi. Xem thêm tại đây.
Tuy nhiên, sự việc không dừng lại ở đó. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn - Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài - trong một bài trả lời phỏng vấn được đăng trên Tạp chí Quê Hương (trang thông tin của Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở Nước ngoài của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa ra những câu từ mang tính chỉ trích đối với ngành Văn hóa thậm chí là thóa mạ đối với giới "người đẹp" của đất nước, ví dụ với câu: "Sự thật thì hoa hậu Việt không phải chỉ dốt sử Việt mà còn dốt nhiều thứ khác" và "Chúng ta cần chú trọng bồi dưỡng cho hoa hậu những kiến thức lịch sử trước các cuộc thi sắc đẹp"..., và theo ông, "đó là một sự sĩ nhục".

Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn
Thấy vậy, nhà sử học và là Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng ông Sơn đã "nâng tầm quan trọng hoá” và rằng "trong việc này trách nhiệm không chỉ có ngành văn hóa. Bởi những hoạt động văn hóa của VN ở nước ngoài thì Bộ Ngoại giao phải tham gia vào theo dõi chứ không phải riêng ngành văn hóa. Ông Quốc cũng nói rằng một Thứ trưởng mà nhận xét một sự việc như vậy là "sĩ nhục" thì thật là "phản cảm lớnXem thêm tại đây.
Bẳng đi một thời gian, tưởng cuộc tranh luận dừng lại ở đó đủ để các bên liên quan "rút kinh nghiệm"..., thì mới đây Thứ trưởng Sơn, không hiểu vì tinh thần trách nhiêm cao hay vì cay cú (?), đã cho đăng một bài phỏng vấn nữa trên tờ tạp chí "sân nhà" của ông, trong đó ông nói:"Đã là một nhà sử học, khi những sự việc động đến Quốc hiệu, đến tên đất nước, vì làm Sử đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối, không những vậy còn là Sử dân tộc, sử đất nước nữa nên ông phải là người chạm lòng đầu tiên mới đúng" Ông Sơn còn cho rằng "Việc ông Quốc chưa hiểu hết ý của tôi mà đã phát biểu thì chỉ làm mất đi uy tín của ông" và ."Tôi cũng xin lưu ý lại ông rằng, ông là nhà sử học, là đại biểu Quốc Hội, ông phát biểu sao cho đúng tinh thần xây dựng, còn tôi nghe tất cả các trả lời của ông Dương Trung Quốc thì mang tính dạy bảo nhiều hơn là góp ý, ông dạy cả Bộ Ngoại giao, dạy cả Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, dạy tất cả xã hội cách phối hợp, ứng xử với nhau". Ông Sơn còn có ý chế diễu: "Tôi cảm ơn ông đã có lời dạy bảo, ngược lại tôi cũng xin lưu ý ông sau khi ông lưu ý tôi, nếu có dạy thì cũng phải dạy cho đúng chỗ, đúng người, đúng việc. Không nên phán, không nên dạy như vừa rồi thành ra phản tác dụng, đồng thời nói : "Mặt khác, tôi xin lưu ý thêm ông Dương Trung Quốc trong phát biểu trả lời phỏng vấn thì nên khiêm tốn trong phạm vi trình độ nhận thức, kiến thức của mình.Xem thêm tại đây.
Tất nhiên công luận thừa sức để phán xét ai đúng ai sai. Nhưng qua cái cung cách và lời ăn tiếng nói của hai nhà chính trị gia Việt Nam trên đây ta thấy vừa mừng vừa buồn. Mừng vì hình như đã bắt đầu có dáng dấp của hình thức tranh luận nghị trường ở một đất nước lâu nay chỉ quen "nói và làm theo nghi quyết".... Nhưng buồn vì mới tranh luận sơ sơ mà đã nỗi khùng, cãi cố, nói lung tung. Thật không biết ai "dạy bảo" ai đây? và để làm gì? hay chỉ vì sự sĩ diện cá nhân? Dù sao cũng mong sẽ có thêm những cuộc tranh luận như thế để qua đó không chỉ dân trí mà "quan trí" được nâng cao../.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét