Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH BÁO CHÍ


  1. Mổi blog là MỘT TỜ BÁO, Mổi blogger là một NHÀ BÁO
  2. PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH BÁO CHÍ


Đây là hai bài viết củ của chị Tạ Phong Tần Blog Công Lý & Sự Thật đăng ngày 01/01/2008.
bờM trích đăng lại nhân dịp nhiều blogger vận động người người làm báo, nhà nhà làm báo . . . 
Trong năm 2007, một vài biến động đã xảy ra trong xả hội Việt Nam:

  • Các cuộc biểu tình của nông dân từ các tỉnh lên Sàigon khiếu kiện đả làm cho dư luận phải chú ý đến số phận của tầng lớp dân nghèo bị thua thiệt trong các cuộc cải cách kinh tế, đồng thởi dư luận củng bàn tán đến nhiều về những tham quan ô lại trong chính quyền lợi dụng chính sách cải cách để bóc lôt.
  • Sau những cuộc biểu tình của các nông dân, tiếp đến là hai đợt biểu tình của tầng lớp trí thức và thanh niên vào hai ngày 9 và 16 tháng 12 năm 2007 để phản đối Trung quốc sáp nhập Hoàng Sa & Trường Sa thành Tam Sa cũa Trung Quốc kéo theo sự ủng hộ của người Việt sống khắp toàn thế giới. 
  • Và mới đây, một hình thức khác của biểu tình, hơn 4000 giáo dân Thiên Chúa Giáo tuần hành cầu nguyện để lên tiếng yêu cầu nhà nước trả lại tòa Khâm Sứ, tài sản của giáo hội khiến ngày 30/12/2007 Thủ tướng Nguyển tấn Dũng đích thân xuống gặp gở trao đổi. 


Đó là nhửng tin tức tiêu biểu có tính thời sự nóng bỏng nhưng tất cả báo chí kể cả báo điện tử đều im lặng, không loan tin cho dù chỉ một vài dòng. Trong khi đó các tin tức và hình ảnh này tràn ngập các trang blog. Việt nam hiện nay đang có khoãng hơn 700 cơ quan báo chí và chừng 15000 được cấp thẻ nhà báo nhưng chính thức chưa có một tờ báo tư nhân được phép lưu hành. Và theo khẳng định của Thủ Tướng Chính phủ qua nghị quyết 37 là tăng cường lảnh đạo và quản lý báo chí, cương quyết không cho tư nhân hóa báo chí. (và chính phủ đang có kế hoạch kiểm soát blog sắp tới). Chủ trương đó làm cho chúng ta phải suy nghỉ tại sao một nhà nước, chính phủ cũa dân, do dân và vì dân lại không muốn dân chúng biết sự việc xảy trong đất nước, tại sao nhà nước tránh né, dấu diếm sự thật và không muốn chúng ta đòi hỏi được biết sự thật.


  • Nhà nước kiểm soát báo chí? 
  • Và chúng ta có thực sự có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận chưa?
  • Tự do ngôn luận có thực sự có đóng góp xây dựng đất nước hay không? 
  • Và nhiêm vụ chúng ta phải lảm gì? 


Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, dấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước. Ngày nay, người dân đả ý thức hơn không chỉ tìm hiểu tin tức qua báo chí mà còn biết chuyển hướng xử dụng và tiếp nhận thông tin qua mạng internet trên tòan cầu, biết dùng những công cụ truyền thông như điện thoại di động, máy vi tính qua blog, email, tin nhắn để loan truyền tin tức cho bạn bè, họ hàng thân thuộc biết được nhiều nguồn tin đả xảy ra trong ngoài nước một cách chính xác và nhanh chóng.
Khi chính sách đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống mạng Internet thâm nhập vào đời sống xã hội Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, kỷ thuật, thì đồng thời Nhà nước Việt Nam cũng phải chấp nhận sự bùng nổ thông tin trong đời sống xã hội không thể nào tránh được khi mà mọi thông tin, sự việc, sự kiện ai cũng có thể tìm thấy dể dàng hàng loạt trên mạng Internet qua máy điện toán.
Bây giờ là thời kỳ bùng nổ thông tin một cách công khai, minh bạch hóa. Thông tin tin tức nhanh chóng và dể dàng đến cho mọi giới mọi người, đến tận khắp mọi vùng miền mọi đường mọi hẻm của đất nước. Và chính BLOG là một trong những phương tiện truyền thông góp phần hửu hiệu của cuộc bùng phát thông tin tin tức trong xà hội Việt Nam ngày nay đúng như nhẫn định của cơ quan truyền thông quốc tế BBC (Anh Quốc) nhận xét: “Chính sự có mặt của nông dân khiếu kiện tại các đô thị đã đánh thức trí thức và giới trẻ ở những thành phố lớn về các vấn đề của cả nước. Phản đối Tam Sa tuy khác khiếu kiện đất đai nhưng đều là kết quả của sự bùng nổ thông tin. Nông dân đi kiện ý thức được việc trả lời đài báo và kêu gọi dân thành thị ủng hộ, còn cuộc biểu tình chống Tam Sa được tổ chức hoàn toàn qua mạng Internet, các blog và điện thoại di động. Giống như cải tổ kinh tế ở Việt Nam giữa thập niên 1980, nay người dân đang tự “phá rào” để đòi các quyền như biểu tình và phát biểu chính kiến”. “Dù chất lượng BLOG không đồng đều, từ chuyện nhảm nhí cho đến nghiêm túc nhưng kênh thông tin vừa riêng tư, vừa công khai này đã bổ sung nhiều cho truyền thông chính ngạch. Blog cũng là nơi kết nối người Việt trong và ngoài nước. Xu hướng dùng BLOG gia tăng và hiệu lực đã thách thức các nhà kiểm duyệt và BLOG sẽ còn phát triển tiếp tục trong năm 2008”.

Chính vì tầm quan trọng của blog trong phương diện truyện thông đại chúng như vây, cho nên chúng ta, mổi công dân mạng hảy cùng nhau xây dựng để mổi blog là MỘT TỜ BÁO, mổi blogger là một NHÀ BÁO NHÂN DÂN (cho dù là nhà báo tài tử, không chuyên nghiệp) để thông tin, liên lạc, giúp đở lẩn nhau, cho nhau biết nhửng tin tức, hiện tình đất nước, nói lên nhửng bất công xả hội, điểm mặt chỉ tên nhửng tham quan bóc lột, đóng góp ý kiến xây dựng, góp ý chỉ trích nhửng sai lầm, củng như nói lên những tâm tư, nguyện vọng cũa chúng ta khi mà hơn 700 tờ báo đang lưu hành của chúng ta không làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng chân chính của một tờ báo cũa người làm báo.

Chúng ta có được quyền làm như vậy như vậy không? Chúng ta có vi phạm luật pháp của nhà nước XHCNVN không?
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin không phải là đặc quyền đặc lợi của riêng ai, không phải của riêng của những người đang được công nhận là nhà báo, là phóng viên của một tờ báo, tạp chí, đài phát thanh truyền hình hay một cơ quan ngôn luận nào đó. Hiến pháp, luật pháp của nhà nước XHCNVN công nhận đó là quyền của tất cả chúng ta. Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật ”. Nền tảng của những chuẩn mực quốc tế về truyền thông là Điều 19 của Hiếnchương Liên hợp quốc: Mọi người đều có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm mà không bị can thiệp và quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, truyền đạt thông tin và ý tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn”. Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1977, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi và luật hóa những điều khoản của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền, cũng như Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà chính quyền Việt Nam đã ký kết ngày 24/9/1982. Hiện nay Việt Nam lại là thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nên Nhà nước Việt Nam phải thực hiện Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng là điều tất nhiên, và điều này cũng phù hợp với Hiến pháp Việt Nam.
Theo Bách Khoa Toàn Thư mởTuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là tuyên ngôn đưa ra một quan điểm về các quyền con người cơ bản như quyền sốngquyền tự do và an ninh thân thểquyền tự do lập hộiquyền tự do tôn giáoquyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm,... Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản tuyên ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này. Điều khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết "Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này".

Tóm lại Khi mà chúng ta đang chứng kiến nhiều tổ chức, đoàn thể quần chúng đã không phát huy được vai trò của họ, khi mà báo chí không hòan thành được nhiêm vụ cao cả của tự do ngôn luận là thông tin tin tức đúng đắn thì đã đến lúc chúng ta thực hiện đóng góp bổn phận trách nhiệm và quyền cũa mình. Đó là nghĩa vụ của một người công dân yêu nước trong một xã hội hiện đại và văn minh, nhằm thúc đẩy xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN đúng là của dân, do dân và vì dân. Công việc này chắc chắn sẽ có tác dụng trực tiếp và lâu dài đến việc xây dựng đất nước, nhưng trước mắt sẻ tác động trực tiếp vào việc chống "quốc nạn" tham nhũng đang là bức xúc của mọi người dân
Nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” thoạt nghe rất hay, rất có lý, nhưng nếu thông tin không được công khai, minh bạch, sự việc cứ bị bưng bít, dấu nhẹm, không ai được biết, nếu đã không biết thì lấy gì mà bàn, lấy gì để kiểm tra. Vì vậy, quyền được biết là quyền cơ bản đầu tiên của công dân để công dân có thể đóng góp với nhà nước. Như vậy khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định. Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo, blog cũa bạn là một tờ báo, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng nhau chung sức xây dựng một xã hội phát triển tiến bộ thật sự cho tất cả chúng ta.

Mổi blog, mổi blogger là hãy là một viên gạch lót đường cho đất nước tiến tới vinh quang phú cường .

PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH BÁO CHÍ 

As I was Dying
As I was Dying by Paolo Pellegrin 
Paolo Pellegrin, Italy, Magnum Photos: Basra, Iraq, 2003 
© Paolo Pellegrin/Magnum Photos/Focus

January 03, 2008

Theo Diễn đàn Báo Chí Việt Nam , ảnh báo chí cần đạt những điều kiện cơ bản sau đây:

Ảnh báo chí phải là chiếc gương không biến dạng
Tính đạo đức trong ảnh báo chí được quy định cụ thể và nghiêm ngặt, thậm chí Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa ra tới 10 điều. Trong khi ảnh báo chí ta nhiều khi không tuân thủ theo nguyên tắc này.

Tôn trọng và kiên nhẫn
Cách đây một vài năm, trong làng ảnh rộ lên chuyện tấm ảnh của tác giả C.H ở Đắc Lắc đoạt giải báo chí toàn quốc là ghép. Rồi sau vài lần nói qua nói lại, mọi chuyện cũng "chìm xuồng".
Trong giới ảnh phương Tây, câu chuyện về một phóng viên của Báo Los Angeles Times (Mỹ) đã ghép ảnh người dân Irắc từ tấm ảnh này sang tấm ảnh kia (dù là cùng một nhân vật, nhưng ảnh sau động thái của nhân vật mạnh mẽ hơn) là bài học cho việc vi phạm tính đạo đức. Khi bị phát hiện, anh ta bị đuổi việc và bị huỷ toàn bộ kho ảnh tư liệu anh chụp cho toà báo.
Nhà nhiếp ảnh tự do người Mỹ Steve Nordup từng nói: "Bạn chụp một bức ảnh báo chí cũng tương tự như cầm gương ra cho mọi người soi. Cái gương đó không được phép biến dạng, mà phải trong sáng, đúng thực tế. Phải bằng mọi giá giữ lấy lòng tin của độc giả".
Vấn đề đặt ra là nhiều khi sự xuất hiện của nhà nhiếp ảnh tại hiện trường đã làm thay đổi thực tế. Khi đó, anh ta phải biết chờ đợi để mọi sự diễn tiến trở lại tự nhiên, tuyệt đối không can thiệp, tạo dựng hiện thực, trong khi một số phóng viên ảnh ở ta rất thoải mái trong việc dàn dựng.
Về điểm này, Richard Vogue - một phóng viên quốc tế làm việc ở VN, có kinh nghiệm 18 năm chụp ảnh khu vực Châu Á cho hay: Căn bệnh chung của nhiều phóng viên nhiếp ảnh Châu Á là hay sắp xếp, can thiệp vào hiện thực.

Được và không được
Vậy trong ảnh báo chí, được và không được phép làm gì? Tạp chí Times (Mỹ) có lần đã bị độc giả phản đối, khi trang nhất đăng ảnh chân dung một bị can bị tình nghi giết vợ. So với tấm ảnh nhân vật đó đăng ở báo khác, Tạp chí Times đã tăng độ đậm tối đa, tạo ra nhiều mảng tối khiến nhân vật trở nên dữ dội hơn. Như thế ngay việc hiệu chỉnh độ sáng tối cũng phải có giới hạn trong ảnh báo chí.
Một nhà nhiếp ảnh làm cho hãng AP (Pháp) nói: Bạn có thể cắt cúp một chiếc nón ra khỏi tấm ảnh, nhưng nếu dùng photoshop để xóa chiếc nón ra khỏi khuôn hình thì không được. Bản chất của hai việc hoàn toàn khác nhau.
Chuyện xử lý hậu cảnh đen sẫm đi để nổi nhân vật chính lên cũng phải có giới hạn, vẫn phải tôn trọng bối cảnh phía sau, sẫm lên thì có thể, nhưng không thể bôi đen hoàn toàn. Trong ảnh báo chí cũng không thể sử dụng kính lọc màu để làm tăng màu này, giảm màu kia.
Trong ảnh báo chí, chỉ có thể cắt cúp, thay đổi độ tương phản, sáng, tối (trong chừng mực nhất định). Phải tôn trọng đối tượng chụp vì những bức ảnh chụp họ không thể quan trọng hơn chính nhân vật.

Một số tiêu chí của ảnh báo chí
Có người cho rằng tin có nghĩa là văn bản và các bức ảnh chẳng qua chỉ mang tính trang trí. Nếu không đủ diện tích và phải lựa chọn cắt đi một phần nội dung, chắc chắn các biên tập viên sẽ cắt phần ảnh. Nhưng hình ảnh bao trùm các phương tiện thông tin đại chúng, hình ảnh đang thực sự bao trùm văn hóa đọc của chúng ta.
Nếu muốn biểu đạt thông tin, các bức ảnh cũng có thể làm tốt nhiệm vụ đó không kém gì tin dạng văn bản. Người ta thường nói: "Một bức ảnh với phần chú thích đầy đủ có sức công phá hơn cả ngàn chữ." Vì thế, nếu muốn thu hút độc giả, các tờ báo cần phải lưu tâm đến ảnh.
Có rất nhiều điều cần phải học xung quanh việc chụp ảnh, cắt cúp và định kích cỡ bức ảnh. Nhưng dưới đây chỉ nêu một số tiêu chí của ảnh báo chí.
Bức ảnh nên có bố cục rõ ràng. Bức ảnh cần trình bày thông tin rõ ràng và không gây hiểu lầm cho độc giả. Mỗi bức ảnh phải có trọng tâm để tất cả các thành phần quan trọng của nó hiện lên trước mắt độc giả ngay khi họ nhìn thấy. Có thể gọi phần trọng tâm này là điểm nhìn.
Bức ảnh nên trông tự nhiên và có thần. Đối với những bức ảnh chụp theo kiểu nghiệp dư, các nhân vật thường cười giả tạo trước ống kính. Còn đối với các bức ảnh chuyên nghiệp, nhân vật tự nhiên, thoải mái tham gia các hoạt động. Bất cứ khi nào có thể hãy chụp người thật làm việc thật, chứ đừng bắt nhân vật phải nhìn chằm chằm vô cảm vào không gian hay vờ bận rộn. Tuy nhiên, khi nhân vật đã hòa với bối cảnh thì phóng viên cần phải bắt được "khoảnh khắc vàng." Tại đó, cái thần của nhân vật thực sự được bộc lộ.
Bức ảnh nên có chú thích rõ ràng. Thật ngạc nhiên khi các biên tập viên thường nghĩ rằng: Ồ tất cả mọi người đều biết đó là ai. Bill Clinton chứ ai! Đừng bao giờ cho rằng độc giả thông minh như bạn hoặc tất cả các độc giả sẽ đọc bài viết đó. Hãy chú thích rõ mọi thứ: nhân vật là ai, đang làm gì, như thế nào, tại đâu và khi nào.
Bức ảnh nên được phân định rõ ràng. Điều này nghĩa là không để các bức ảnh có nền màu sáng chìm trên các trang báo nền trắng. Hãy phân định các bức ảnh này bằng một đường khung mỏng, chạy dọc mép bức ảnh (border thường dày 1 point).
Ảnh phải có nội dung. Độc giả không có thời gian cho các câu chuyện tầm phào, họ cũng không muốn thấy những điều vô nghĩa trong các bức ảnh. Hãy cho độc giả thấy các hình ảnh minh họa trực tiếp cho bản tin của ngày hôm nay (nhân vật đang hoạt động, những người thắng, thua chứ không phải con sóc đang chơi trong công viên). Các bức ảnh phải cung cấp thông tin chứ không phải để trang trí.
Khuôn mặt của nhân vật chính trong bức ảnh phải có kích thước có-thể-nhìn-thấy. Các bức ảnh hiếm khi được trình bày cỡ lớn trên báo nhưng lại thường xuyên bị để kích thước quá nhỏ. Nhiều khi, các nhân vật quan trọng lại cùng cỡ với một con kiến. Nếu muốn có hình ảnh ấn tượng, hãy tập trung vào những nhân vật đơn lẻ chứ không phải đám đông, hãy chọn kích cỡ các bức ảnh với kích thước to tới mức độ cho phép và khuôn mặt của nhân vật chính phải thực sự nổi bật và sáng giữa đám đông.

Ai cũng có thể chụp ảnh báo chí
Với chiếc máy ảnh trong tay, ai cũng có thể chụp được những bức ảnh báo chí nếu may mắn được chứng kiến sự kiện mang tính báo chí.
Tôi may mắn được học nghề ảnh từ năm 15 tuổi, hơn 10 năm làm công tác điều tra nên cũng học được nhiều điều từ phương pháp làm bản ảnh (khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi) của ngành Công an.
Ảnh cũng là chứng cứ khi xảy ra một vụ kiện dân sự hay vụ án hình sự. Vì vậy, tôi nghĩ mọi người cần phải biết nếu muốn trở thành một phóng viên ảnh tự do trong xã hội ta hiện nay, để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Những điều được trình bày ở phần dưới đây là kinh nghiệm chụp ảnh của cá nhân tôi.
Chụp ảnh thể loại báo chí cũng giống như khi bạn viết tin, viết bài cho báo chí, tức ảnh phải đạt tiêu chuẩn: thông tin nhanh nhạy, khách quan, trung thực . Ảnh báo chí khác với ảnh nghệ thuật, ảnh giải trí, vui chơi là nó phải mang tính thông tin xã hội đến với người xem.
Muốn làm được điều này yêu cầu bạn phải nhạy cảm, nắm bắt được thời điểm mà bấm máy chớp lấy thời khắc sống động, mang thông tin nhiều nhất cho đề tài bạn muốn phản ánh, truyền tải đến người xem. Điều này phụ thuộc vào nhận thức, kinh nghiệm sống của bạn chớ không ai có thể dạy cho ai được.
Ảnh chụp phải rõ nét, màu sắc trung thực. Bạn có thể cắt, cúp xung quanh bức ảnh để làm nổi bật chủ đề bức ảnh rõ ràng hơn nhưng không được dùng bất cứ thủ thuật, kỹ thuật, kỹ xảo nào để can thiệp vào nội dung bức ảnh.

Chụp ảnh có “điểm buộc”
“Điểm buộc” là điểm chết không thể dời đi, không thể thay đổi, là vật để xác định ảnh chụp tại một địa điểm cụ thể nào đó. Mục đích của điểm buộc là phản ánh trung thực về địa điểm xảy ra vụ việc một cách cụ thể, tránh nhầm lẫn lấy “râu ông nọ cắm càm bà kia” hoặc các trường hợp ảnh giả. Ví dụ: cột cây số, cột điện, tòa nhà, bảng tên đường...
Chụp một sự vật, hiện tượng, hiện trường nào đó cũng phải chụp ít nhất là 6 kiểu đạt yêu cầu (rõ nét, trung thực về màu sắc) như sau: cận cảnh chính diện, cận cảnh bên phải, cận cảnh bên trái. 3 kiểu buộc là chụp xa chính diện, trái, phải như trên, trong ảnh phải thấy rõ cái vật mình đã chụp cận cảnh lúc nãy kèm theo điểm buộc, nên chọn điểm buộc nào gần nhất, dễ nhận biết nhất. Ví dụ: ngoài đường thì phải ảnh phải thấy rõ bảng tên đường, bảng số nhà, số vẽ trên cột điện, số km (trên cột cây số), cây cổ thụ... Nếu chụp đặc tả thương tích, dấu vết, đồ vật và zoom cho hình ảnh lớn lên thì phải đặt vào bên cạnh vật ấy cái thước dây kéo thẳng ra để người xem ảnh so sánh biết chính xác kích thước vật ấy. Trường hợp không mang theo thước dây có thể lấy một vật có kích thước chuẩn cố định đặt vào thay thế. Ví dụ: để một cái USB hãng Sony vào cạnh vật chụp, khi đó bạn phải quay mặt có in chữ Sony và dung lượng của nó lên trên để người xem không nhầm lẫn kích thước USB giữa hãng này với hãng khác mà xác định sai độ lớn của vật được chụp.
Bạn có thể chụp và công khai tất cả những bức ảnh phản ánh sinh hoạt cộng đồng ở nơi công cộng như: đường phố, rạp hát, sân khấu, cơ quan, trường học, v.v… mà không phải xin phép bất cứ ai, kể cả những người có mặt trong bức ảnh. Trừ phi bạn cắt cúp bức ảnh ấy chỉ còn lại duy nhất hình ảnh của nhân vật thì bạn phải xin phép người đó khi công bố, vì khi đó ảnh không còn là hình ảnh sinh hoạt cộng đồng mà đã trở thành hình ảnh cá nhân rồi.

Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn có thể tự tin cầm máy để thực hiện đam mê của mình: phản ánh hiện thực xã hội qua cái nhìn của một phóng viên ảnh nghiệp dư.

Tạ Phong Tần
“Điểm buộc” trong bức ảnh này là tấm biển tên đường PHẠM NGỌC THẠCH


“Điểm buộc” trong bức ảnh này là tấm biển tên đường NGUYỄN THỊ MINH KHAI


“Điểm buộc” trong bức ảnh này là bức tường rào chân sơn đỏ đặc trưng và các quảng cáo


“Điểm buộc” trong bức ảnh này là tòa nhà Diamond Plaza


“Điểm buộc” trong bức ảnh này là tòa nhà Thành Đoàn


Diễn tả tâm trạng nhân vật


Mô tả hoạt động của đám đông


Tâm trạng thích thú khi được chụp ảnh người biểu tình


Dịch giả Hà Vũ Trọng (Việt kiều Canada) trong nhóm sinh viên biểu tình ngày 16/12/2007

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét